Một tiêu đề hấp dẫn sẽ khiến người đọc click vào ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Người đọc có thể tóm gọn nội dung chính của một bài báo chỉ với tiêu đề báo chí. Tuy nhiên, đặt tiêu đề sao cho hay, lôi cuốn luôn là một bài toán khó với các nhà báo, phóng viên, người làm marketing,… Cùng đào sâu chủ đề này với INS Media trong bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Tiêu đề báo chí là gì?
Tiêu đề báo chí hay còn được gọi là tít báo, title, nhan đề, đầu đề của một bài báo. Đây là cơ sở phân biệt bài báo này với bài báo khác. Khi đọc tiêu đề báo chí, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nhanh chóng thông tin và chủ đề của bài báo đó.
Nếu nhìn từ góc độ maket báo, có nhiều cách gọi tiêu đề báo chí như sau: tít đầu trang, tít chính, tít phụ, tít phụ trên, tít phụ dưới,…
Nếu xét về phương diện thể loại của bài báo, ta có: tiêu đề tin, tiêu đề phóng sự, tiêu đề tiểu phẩm, tiêu đề ký,…
Các đặc điểm của tiêu đề báo chí
Thứ nhất, lượng tiêu đề báo chí được sản xuất và đưa ra thị trường mỗi ngày là rất lớn.
Thứ hai, chính vì số lượng lớn như vậy nên đời sống của tiêu đề báo chí ngắn ngủi. Ngoại trừ một số ít tiêu đề đặc biệt, đa số các tiêu đề báo chí thường sẽ bị quên lãng sau một thời gian.
Thứ ba, khi đặt tiêu đề, người viết cần viết sao cho hấp dẫn, có khả năng “níu” mắt người đọc. Rõ ràng, chúng ta chỉ quan tâm đến bài viết khi bị thu hút bởi tiêu đề. Do đó, những tiêu đề hay trước tiên phải gây được ấn tượng, sự tò mò của người đọc sau đó mới đến phần nội dung.
Đọc thêm: Các thể loại báo chí hiện nay
Các chức năng của tiêu đề báo chí
- Bắt mắt độc giả: Tiêu đề báo chí là điểm nhấn đầu tiên của một bài báo. Do đó tiêu đề cần phải gây ấn tượng và thu hút sự quan tâm của độc giả. Một số cách giúp tít báo bắt mắt là sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ, hấp dẫn, câu hỏi hoặc áp dụng các kỹ thuật như lập luận ngược, dùng từ trái nghĩa,…
- Cung cấp thông tin chính, nêu bật được chủ đề: Tiêu đề cũng cần cung cấp chủ đề chính của bài viết. Điều này giúp độc giả có thể biết được bài viết thuộc lĩnh vực, đối tượng nào. Tít báo có thể sử dụng các từ khóa, cụm từ hoặc danh mục để nêu được chủ đề của bài báo. Ví dụ: [Sức khỏe] Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa.
- Giúp độc giả lựa chọn: Thông tin hấp dẫn nhất của tin nên đưa lên làm tiêu đề. Vì tít báo là nội dung đầu tiên độc giả tiếp nhận trước khi đọc bài viết chi tiết. Tiêu đề báo chí sẽ tóm gọn nội dung và giúp người đọc lựa chọn những bài báo phù hợp với nhu cầu.
6 yêu cầu khi viết tiêu đề báo chí
- Dễ hiểu: Tiêu đề của bài báo được viết cho công chúng nên câu từ cần dễ hiểu. Người đặt tiêu đề nên dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.
- Ngắn gọn: Hàng ngày, người đọc tiếp xúc với vô số thông tin. Để tối ưu trải nghiệm đọc, tiêu đề cũng cần ngắn gọn, trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề của bài viết, không dùng trạng từ. Độ dài của tiêu đề không nên vượt quá 12 từ.
- Hạn chế dùng dấu câu: Chính vì tiêu đề cần dễ hiểu, ngắn gọn nên không được sử dụng những thành phần câu phức tạp. Vậy nên, ta cần hạn chế các dấu câu.
- Chính xác: Tiêu đề cần hấp dẫn, thu hút người đọc phải là những thông tin chính xác, trung thực, không nói quá.
- Riêng biệt: Tiêu đề chỉ nên dùng cho 1 bài báo. Đối với từng chủ đề, ngữ cảnh, thông điệp mà tiêu đề được đặt ra có sự phù hợp, thống nhất với nội dung của bài báo. Sự phù hợp càng cao, tiêu đề đó càng khó áp dụng sang những bài báo khác.
- Có tính thông tin: Khi đọc tiêu đề, người đọc nắm được thông tin, nội dung quan trọng của bài báo.
Tổng hợp 9 cách viết tiêu đề báo chí hấp dẫn độc giả
Dùng con số để nhấn mạnh
Có số liệu cụ thể giúp tiêu đề có căn cứ, thuyết phục và gây ấn tượng với người đọc. Ngoài ra, dùng con số cũng khiến người đọc dễ hình dung hơn. Theo khảo sát của LinkedIn, các tiêu đề có số liệu thống kê tác động lớn đến tỷ lệ nhấp, tăng 37% so với các tiêu đề không có số.
Ví dụ: Cách tăng doanh số bán hàng online 300% chỉ trong 3 tháng.
Dùng cấu trúc bỏ lửng
Mục đích của loại tiêu đề này là gây tò mò cho người đọc. Dấu lửng dùng trong tiêu đề để biểu thị rằng người viết vẫn chưa diễn đạt hết ý. Qua đó thúc đẩy độc giả đọc chi tiết bài viết để tìm hiểu về nội dung được gợi mở.
Ví dụ: Còn nước … không tát
Đặt những câu hỏi
Dạng tiêu đề gợi mở sẽ làm cho người đọc có nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm. Việc đặt câu hỏi như thế sẽ tạo nên tâm lý tò mò. Sự thôi thúc tìm kiếm câu trả lời sẽ gây hứng thú với độc giả. Những câu hỏi cần có tính gợi mở, khơi gợi và hứa hẹn một lợi ích. Nếu như câu hỏi có thể dễ dàng trả lời có hoặc không thì khả năng cao độc giả sẽ phớt lờ bài viết.
Ví dụ: Đâu là bí quyết nâng tầm thương hiệu?
Dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca
Đối với loại tiêu đề này, người viết có thể áp dụng theo nhiều cách:
- Sử dụng nguyên dạng: Khi những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã thể hiện được tinh thần, thông điệp mà bài viết muốn truyền tải, ta có thể sử dụng nguyên mẫu. Như vậy, tiên đề sẽ dễ nhớ và gần gũi với người đọc hơn. Ví dụ: Đục nước béo cò
- Sử dụng 1 vế: Đưa ra một vế và để người đọc thỏa thích sáng tạo, tưởng tượng. Sau đó, họ sẽ vào đọc để biết chi tiết nội dung bài báo. Ví dụ: Sai 1 ly
- Thêm bớt, thay đổi thành tố: Người viết mượn ý tưởng từ các câu ca dao tục ngữ và chỉnh sửa lại cho phù hợp với nội dung bài viết. Ví dụ: Bên A biếu chân giò, bên B không thò chai rượu.
Dựa theo tên các tác phẩm nổi tiếng
Các tác phẩm nổi tiếng có thể là: văn học, bài hát, điện ảnh, thơ ca, danh ngộn,… Những tác phẩm này vốn đã được nhiều người biết tới và có một lượng công chúng nhất định. Tiêu đề đặt theo tên các tác phẩm nổi tiếng tạo cảm giác thân quen, dễ nhớ với người đọc.
Ví dụ: Sắc đẹp ngàn đô.
Tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường
Những cấu trúc sáng tạo, thoát khỏi sự rập khuôn sẽ mang tới sự mới lạ cho người đọc. Loại tiêu đề này thường có tuổi thọ dài, được độc giả nhớ lâu hơn. Kiểu tiêu đề này không có công thức chung nào mà do sự sáng tạo của mỗi người. Ví dụ: 5 thầy – 1 thợ.
Dùng các biện pháp tu từ
Đây là một trong những dạng tiêu đề thu hút độc giả nhiều nhất. Người viết có thể sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, chơi chữ. Những cách nói bóng gió này sẽ khiến độc giả thích thú, kích thích họ tìm hiểu. Ví dụ: Tiền thật, hàng giả. Trong tiêu đề này thể hiện nội dung chính về chuyện hàng giả kém chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, người viết đã thông minh khi dùng chính sự thật hiển nhiên là chúng ta mua hàng giả bằng tiền thật để làm tiêu đề. Từ đó tạo ra một cách chơi chữ đầy ấn tượng.
Tạo ra một mệnh đề “ngược đời”
Ví dụ: Người vợ “tí hon” được bạn đọc Dân trí chia sẻ, ủng hộ. Bình thường những người vợ là những người đã trưởng thành nhưng lại đi với từ “tí hon”. Sự đối lập này đã khiến độc giả bất ngờ và lôi cuốn họ đọc nội dung.
Đưa tên riêng lên đầu tiêu đề báo chí
Tên riêng sẽ được chuyển lên phần đầu của tiêu đề, sau đó khái quát về đặc điểm, tính chất,.. .của tên riêng đó. Đây là cấu trúc tiêu đề thường thấy khi đề cập đến một người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng, chuyên gia. Khi nhắc tới những danh từ riêng, những đơn vị uy tín ở một lĩnh vực, tiêu đề sẽ tăng sự tin cậy và cuốn hút hơn.
Ví dụ: Tăng Thanh Hà: ngọc nữ số 1 của showbiz Việt.
Nội dung bạn quan tâm: Hướng dẫn cách viết Thông cáo báo chí chuyên nghiệp từ A – Z
Kết luận về tiêu đề báo chí
Một tiêu đề báo chí hay và hấp dẫn sẽ giúp bạn nổi bật trong số hàng ngàn bài viết khác trên các trang báo, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác. Tuy nhiên, việc viết một tiêu đề báo chí không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải nắm bắt được thông điệp chính của bài viết đồng thời biết cách sử dụng những từ ngữ để thu hút độc giả.
Nếu doanh nghiệp không có kinh nghiệm để tự viết một bài báo, có thể tìm tới INS Media – một agency chuyên cung cấp các dịch vụ PR báo chí, marketing, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi tự hào đã cùng đồng hành với nhiều thương hiệu trên các đầu báo uy tín như: Dân trí, Tuổi trẻ, Vnexpress, …
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ PR báo chí của INS Media, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 091 421 42 34
- Fanpage: INS Media – We Create to Inspire
- Email: insmedia.vn@gmail.com
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội