Để giúp các doanh nghiệp và cá nhân hiểu rõ hơn về quá trình tạo ra một video, INS Media sẽ giải đáp những câu hỏi sản xuất video mà khách hàng, đặc biệt là những người lần đầu làm việc với các Agency, thường gặp phải. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về từng khía cạnh trong quá trình sản xuất video. Từ đó giúp quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn.
Làm sao để xác định mục tiêu của video?
Trước khi bắt đầu dự án, bạn cần phải xác định được mục tiêu của video. Điều này tránh tình trạng sản xuất video nhưng không sử dụng được. Đồng thời cũng giúp Agency hiểu rõ hơn về đề bài của bạn. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để định hình được mục tiêu rõ hơn:
- Thông điệp bạn muốn truyền tải qua video?
- Đối tượng khán giả là ai? (Khách hàng tiềm năng, nhân viên công ty, hay khách tham dự sự kiện?)
- Mục tiêu cuối cùng là gì? (Tăng nhận thức thương hiệu, educate khách hàng, giới thiệu sản phẩm,…)
- Video sẽ được sử dụng ở đâu? (Website, mạng xã hội, quảng cáo truyền hình,…)
Có các dạng video phổ biến nào hiện nay?
Thực tế, có nhiều dạng video được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông. Chúng tôi sẽ liệt kê một số dạng video phổ biến hiện nay. Theo đó, bạn có thể tham khảo và chọn loại video phù hợp với mục đích của doanh nghiệp:
- Video giới thiệu sản phẩm: Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, tính năng và lợi ích của nó.
- Video hướng dẫn: Cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Video testimonial: Chia sẻ trải nghiệm thực tế của khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Video quảng cáo: Được phát sóng trên các kênh truyền hình hoặc nền tảng trực tuyến để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
- Video sự kiện: Ghi lại các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp như hội thảo, triển lãm, hoặc các buổi ra mắt sản phẩm,…
- Phim doanh nghiệp: Giới thiệu về các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm/dịch vụ,…
- Video viral: Các video ngắn, có tính giải trí cao, được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng xã hội. Mục đích thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của người dùng đến thương hiệu.
Phim doanh nghiệp được dùng trong những dịp nào?
Nhìn chung, phim doanh nghiệp có tính ứng dụng cao, sử dụng trong nhiều dịp của doanh nghiệp bao gồm:
- Giới thiệu công ty: profile video giúp giới thiệu doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp với đối tác, nhà đầu tư,…
- Sự kiện nội bộ: Trong các buổi họp mặt, hội nghị, hoặc các sự kiện nội bộ của công ty.
- Triển lãm: Giúp thu hút sự chú ý của khách tham quan và giới thiệu về công ty một cách trực quan.
- Chiến dịch marketing: Được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo để tăng cường nhận diện thương hiệu.
- Tuyển dụng: Giới thiệu về môi trường làm việc và văn hóa công ty để thu hút ứng viên tiềm năng.
Làm thế nào để tiết kiệm chi phí sản xuất?
Một trong những câu hỏi thường gặp của khách hàng khi sản xuất video là làm sao để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số cách giúp bạn tiết kiệm chi phí sản xuất video:
- Lên kế hoạch kỹ lưỡng: Kế hoạch càng chi tiết càng giảm thiểu rủi ro trong quá trình quay. Hay tránh phát sinh ngày quay để quay thêm các nội dung còn thiếu.
- Giảm thiểu những yếu tố không cần thiết: Những yếu tố như địa điểm quay phim, số lượng diễn viên, các hiệu ứng đặc biệt có thể làm tăng chi phí sản xuất. Hãy xem xét giảm thiểu những yếu tố này nếu không thật sự cần thiết.
- Tối ưu hóa thời gian quay: Một kế hoạch quay phim chặt chẽ, đúng giờ và hiệu quả giúp giảm thiểu thời gian làm việc và chi phí liên quan đến quá trình quay.
- Lựa chọn đơn vị sản xuất video chuyên nghiệp: Những Agency chuyên nghiệp sẽ tư vấn và lên giúp bạn phương án phù hợp với ngân sách.
Kịch bản có vai trò quan trọng như thế nào?
Kịch bản là nền tảng của video. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung, thông điệp và cách thức mà video sẽ truyền tải đến người xem. Dưới đây là lý do tại sao kịch bản lại quan trọng và tại sao cần phải chốt kịch bản trước ngày quay:
- Định hướng nội dung: Kịch bản xây dựng cấu trúc video mạch lạc, hợp lý. Từ đó, người xem có thể dễ dàng theo dõi, hiểu được thông điệp, tránh tình trạng lan man, thiếu trọng tâm.
- Lập checklist cảnh quay: Kịch bản giúp xác định nội dung nào sử dụng tư liệu, phần nào cần quay mới. Từ đó, ta có thể bóc tách các cảnh quay và lên checklist cụ thể
- Hỗ trợ quá trình hậu kỳ: Kịch bản là cơ sở để biên tập video trong giai đoạn hậu kỳ. Nhờ vào kịch bản chi tiết, biên tập viên và người dựng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các source quay và tư liệu.
Chốt kịch bản là bước quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ và thống nhất về nội dung, cấu trúc của video. Điều này tránh những thay đổi không cần thiết khi sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Video sản xuất mất bao lâu?
Một trong những câu hỏi thường gặp khi sản xuất video là thời gian sản xuất. Bởi nhiều trường hợp khách hàng tìm tới đơn vị sản xuất khi thời gian diễn ra sự kiện đã đến gần.
Thời gian sản xuất video phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm độ phức tạp của dự án, yêu cầu của khách hàng và quy trình làm việc. Trước khi bắt tay vào sản xuất, hai bên sẽ ngồi lại trao đổi làm rõ các yêu cầu, hạng mục. Một đơn vị sản xuất chuyên nghiệp sẽ có timeline rõ ràng để khách hàng có thể theo dõi. Nếu có yêu cầu thay đổi trong quá trình sản xuất, thời gian hoàn thành có thể kéo dài.
Càng triển khai sớm, các công đoạn chuẩn bị sẽ càng chỉn chu để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho video. Đối với phim doanh nghiệp, hai bên cần bắt đầu trao đổi công việc trước 2 tháng khi sự kiện diễn ra.
Làm thế nào để lựa chọn một công ty sản xuất video phù hợp?
Để rút ngắn thời gian cũng như đảm bảo video phù hợp với doanh nghiệp, việc tìm được một đối tác “tâm đầu ý hợp” rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo một vài tiêu chí dưới đây:
- Kinh nghiệm: Tìm hiểu về các dự án trước đây của họ, đặc biệt là những dự án tương tự với nhu cầu của bạn.
- Phong cách sáng tạo: Xem xét phong cách video để đảm bảo rằng họ có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với thương hiệu của bạn.
- Đánh giá của khách hàng: Tham khảo ý kiến từ những khách hàng đã làm việc với công ty trước đó để có cái nhìn tổng quan về chất lượng dịch vụ.
Liệu có thể yêu cầu chỉnh sửa video sau khi hoàn thành không?
Tùy vào Agency sẽ hỗ trợ khách hàng sửa video sau khi bàn giao. Số lần chỉnh sửa có thể bị giới hạn tùy theo thỏa thuận. Một số Agency cung cấp một số lần chỉnh sửa miễn phí, sau đó sẽ tính phí cho các lần chỉnh sửa bổ sung. Bạn có thể phân biệt 2 dạng chỉnh sửa:
- Chỉnh sửa cơ bản: Cắt, ghép, thêm hiệu ứng cơ bản hoặc chỉnh sửa âm thanh.
- Chỉnh sửa nâng cao: Thêm đồ họa chuyển động, chỉnh sửa màu sắc, thay đổi bố cục hoặc nội dung video.
Một lời khuyên dành cho bạn là nên thảo luận rõ ràng với đơn vị sản xuất về số lượng chỉnh sửa và các yêu cầu cụ thể ngay từ đầu để tránh phát sinh chi phí không cần thiết.
Kết luận
Những câu hỏi khi sản xuất video trên được INS Media tổng hợp dựa trên quá trình làm việc với khách hàng. Việc sản xuất video không hề đơn giản, cần đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian. Nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết về quy trình, bạn có thể tạo ra những sản phẩm video chất lượng. Hy vọng những lời giải đáp trên sẽ giúp bạn bớt lo lắng hơn trong quá trình sản xuất video cho doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn đã tham khảo những bộ phim do INS Media thực hiện và thấy phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 091 421 42 34
- Fanpage: INS Media – We Create to Inspire
- Youtube: INSmedia – Phim Doanh nghiệp, TVC, Video Marketing
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội