TikTok với những clip ngắn thú vị, Facebook và Instagram với xu hướng sử dụng Reels ngày càng phát triển. Đây đều là những minh chứng cho tiềm năng của video. Trong “kỷ nguyên giao tiếp bằng hình ảnh” ngày nay, một video marketing sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cùng INS Media tìm hiểu các loại video marketing đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây!
Mục lục bài viết
Video marketing là gì?
Video marketing được hiểu là hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu của doanh nghiệp bằng định dạng video. Mục đích của video marketing là tiếp cận, thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Ta cũng có thể dùng video marketing để xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Lý do các doanh nghiệp cần sử dụng video marketing?
Video marketing là phương pháp tiếp thị dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng. Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu, thông điệp được bộc bạch một cách trực tiếp. Rất nhiều yếu tố giúp tiếp thị bằng video được các doanh nghiệp ưu ái trong chiến dịch marketing. Sau đây, cùng INS phân tích sâu hơn các tác dụng của video marketing trong lĩnh vực quảng cáo.
Tăng thứ hạng tốt hơn trên Google tìm kiếm
Một trong những yếu tố trong thuật toán của Google để xếp các thứ hạng tìm kiếm là thời gian người dùng truy cập trang web kéo dài. Google sẽ hiểu là website của bạn thu hút người dùng và khiến họ ở lại trang lâu hơn. Và một video marketing là biện pháp hiệu quả để giữ chân người dùng.
Thân thiện với thiết bị di động
Khi truy cập website bằng laptop, bố cục thường cân đối và tối ưu hơn so với điện thoại. Đặc biệt, vài doanh nghiệp sử dụng nhiều kiểu định dạng độc đáo để thu hút người dùng. Tuy nhiên, để xem bằng di động, bố cục của website sẽ phải căn chỉnh lại. Tình trạng này xảy ra vì màn hình điện thoại có diện tích nhỏ. Tuy nhiên định dạng video sẽ không thay đổi dù xem qua laptop hay điện thoại. Như vậy, việc sử dụng video marketing sẽ tối ưu trải nghiệm của người dùng hơn.
Theo thống kê của Facebook, 82% người sử dụng smartphone ở Việt Nam dùng di động để chơi game và xem video.
Bộ não tiếp nhận thông tin từ video tốt hơn
Nghiên cứu của giáo sư Richard Felder đã chỉ ra rằng: tốc độ ghi nhớ bằng hình ảnh, màu sắc của con người cao hơn 60.000 lần so với văn bản đơn thuần. Một video với âm thanh, đồ họa sống động càng khiến người xem bị thu hút hơn. Hơn nữa, nếu đọc một đoạn văn bản có khả năng người dùng sẽ đọc lướt. Như vậy sẽ dễ bỏ sót thông tin hoặc không rõ thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
Người dùng thích xem video hơn các định dạng thông tin khác
Theo Cisco, video thu hút khoảng hơn 82% lưu lượng truy cập vào website. Các nền tảng khác nhau cũng nhận thấy được tiềm năng, sức hút của video. Điển hình nhất là TikTok nổi tiếng với những clip ngắn. Hay Facebook và Instagram đang đẩy mạnh triển khai Reels.
Video marketing giúp thúc đẩy quyết định mua hàng
Theo nghiên cứu của comScore, có đến 73% người xem quyết định mua hàng sau khi xem video. Con số này thể hiện rất rõ lợi ích của video marketing trong việc tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Video được chia sẻ nhiều hơn trên mạng xã hội
Video được chia sẻ trên nền tảng xã hội chiếm đến 1200% so với chia sẻ bằng văn bản. Video có thể lồng ghép nhiều yếu tố hơn các định dạng khác. Vậy nên, thương hiệu chỉ cần có một thông điệp ý nghĩa, vấn đề trong video phù hợp với insight khách hàng. Họ sẽ không ngần ngại chia sẻ video của doanh nghiệp trên trang cá nhân của họ.
Khả năng lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ hơn
Doanh nghiệp muốn chia sẻ đến khách hàng những giá trị của công ty như: quy mô sản xuất, tầm nhìn, sứ mệnh,… Điều này sẽ khó thực hiện nếu dùng những hình ảnh đính kèm lượng chữ lớn. Vì như vậy sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Video lại khác. Một bộ phim doanh nghiệp vừa có thể giới thiệu thương hiệu vừa gây ấn tượng cho khán giả.
10 loại video marketing phổ biến hiện nay
Video tập trung vào thương hiệu, văn hóa công ty
Những brand video này thường được sử dụng làm quảng cáo trên mạng xã hội để tạo nhận thức về thương hiệu và tăng lưu lượng truy cập. Đồng thời, doanh nghiệp có thể ứng dụng video này vào hoạt động giao tiếp nội bộ và đối ngoại của công ty. Đây cũng là một phương pháp để xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand image).
Video marketing sản phẩm và những điểm nổi bật
Video giới thiệu USP của sản phẩm để thu hút người dùng mua hàng. Trong video, doanh nghiệp cần phải thể hiện sản phẩm giải quyết được những vấn đề gì của khách hàng? Và giải quyết như thế nào? Khi khách hàng đang có nhu cầu và nhận thức được lợi ích của sản phẩm, họ sẽ quyết định mua hàng.
Video quảng cáo, chương trình khuyến mãi, giảm giá
Trong lĩnh vực marketing, doanh nghiệp thường áp dụng các chiến lược khuyến mãi. Và video marketing đóng vai trò quảng bá những chương trình khuyến mãi đó đến những khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có để đăng tải video lên các nền tảng mạng xã hội để nhanh chóng lan truyền chương trình khuyến mãi tới khách hàng mục tiêu.
Video phỏng vấn và hỏi đáp
Loại video này đặc biệt bởi cách tiếp cận tự nhiên và thực tế. Người được phỏng vấn chia làm hai nhóm.
- Nhóm một là các KOL có độ nổi tiếng nhất định. Lợi ích của việc phỏng vấn KOL là dễ hút người xem hơn. Khách hàng cũng dựa trên niềm tin với Influencer và lựa chọn tin tưởng nhãn hàng.
- Nhóm hai bao gồm những khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Đây đều là những người tiêu dùng bình thường chia sẻ trải nghiệm, cảm nhận cá nhân. Khách hàng sẽ cảm thấy sự tương đồng giữa họ và những người tiêu dùng đó. Cách làm này vừa đơn giản vừa tạo cảm giác thực tế dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.
Video testimonial từ khách hàng
Video Testimonial được hiểu là những phản hồi, đánh giá của khách hàng sau khi được trực tiếp sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng video. Thực tế, người dùng có xu hướng tìm hiểu và hỏi ý kiến của người khác trước khi ra quyết định mua hàng. Và sản phẩm có nhiều đánh giá tốt từ khách hàng sẽ giúp họ yên tâm hơn.
Video hướng dẫn (How-to)
Có nhiều chủ đề về video hướng dẫn. Doanh nghiệp có thể làm video với chủ đề phân biệt sản phẩm thật/giả. Như vậy video sẽ giúp khách hàng mua đúng sản phẩm của hãng. Hoặc có thể tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách làm một video hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Hay một series các video hướng dẫn nấu ăn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chuỗi video giáo dục, chia sẻ kiến thức
Video chia sẻ kiến thức thường cung cấp những thông tin hữu ích về ngành hàng. Và lồng ghép khéo léo thương hiệu vào video. Đây là kiểu video “mưa dầm thấm lâu” qua thời gian. Nội dung của video chia sẻ kiến thức cần giàu thông tin đa dạng, mới mẻ. Những kiến thức đó phù hợp với ngữ cảnh và định hướng khách hàng mua sản phẩm.
Video trực tiếp
Doanh nghiệp có thể sử dụng video trực tiếp để khách hàng xem chất liệu, chất lượng của sản phẩm. Tương tác trực tiếp với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng. Video trực tiếp cũng phát huy vai trò khi doanh nghiệp có chương trình, dự án nổi bật. Shopee là một trường hợp điển hình với những phiên phát trực tiếp chương trình siêu sale hàng tháng. Ngoài mục đích bán hàng, video phát trực tiếp giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng. Họ sẽ được tương tác và được trò chuyện với doanh nghiệp.
Video sự kiện
Doanh nghiệp có thể sử dụng video highlight những phần nổi bật trong sự kiện và đăng lên các trang mạng xã hội. Trong video có thể bao gồm khoảnh khắc chia sẻ những câu nói truyền cảm trong buổi phát biểu. Nhờ video sự kiện, người xem được kết nối, cảm nhận không khí của buổi lễ.
Video hậu trường
Người tiêu dùng thường chỉ nhìn được thành quả cuối cùng. Video hậu trường chính là cách kéo gần khoảng cách của người xem với doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ tò mò về video: Những sản phẩm mình sử dụng được làm ra như thế nào? Và những ai làm ra nó? Đằng sau một thành phẩm là sự phối hợp của cả đội ngũ nhân viên.
Qua video, khán giả sẽ được xem những hình ảnh chân thật nhất trong quá trình sản xuất. Nội dung video có thể lồng ghép những cảnh tương tác vui vẻ của đội ngũ để video thêm sinh động hơn. Qua video, người xem nhìn thấy được công nghệ, quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo. Đối với những món đồ thủ công, video marketing giúp người xem có sự đồng cảm, biết trân trọng công sức của người thợ.
Đọc thêm: Sản xuất video tăng hiệu quả marketing
Cách tạo một chiến dịch video marketing
Chiến dịch video marketing phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Một video hay, bắt mắt sẽ hấp dẫn khách hàng bất kể quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Sau đây là quy trình sản xuất một video marketing được INS Media đề xuất:
Bước 1: Xác định mục tiêu sản phẩm/ doanh nghiệp
Tương tự như trong y tế, bác sĩ muốn chữa khỏi bệnh trước hết phải chẩn đoán đúng bệnh. Muốn lập một chiến dịch video marketing, doanh nghiệp cần xác định video nhằm mục tiêu gì. Tăng doanh thu hay tăng lượt tương tác, độ phủ sóng? Xác định được mục tiêu cụ thể ta mới có thể làm ra video phù hợp theo đúng định hướng.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Sau khi có mục tiêu cụ thể, tiếp đến doanh nghiệp cần phân tích: “Ai sẽ xem video của tôi?” Một video hay, viral nhưng không nhắm đúng đối tượng mua hàng, video ấy vẫn không hiệu quả. Để đạt được mục tiêu tiếp thị, video marketing phải phù hợp với insight của người dùng. Doanh nghiệp càng xác định rõ nhóm đối tượng mục tiêu bao nhiêu, càng nghiên cứu kỹ insight của họ bấy nhiêu.
Bước 3: Xây dựng thông điệp và câu chuyện
Một thông điệp đơn giản và ý nghĩa là “xương sống” của chiến dịch video marketing. Khi có thông điệp tốt, ta có thể bắt đầu xây dựng một câu chuyện xoay quanh thông điệp đó. Câu chuyện trong video kích thích hành động của người tiêu dùng thông qua các yếu tố kêu gọi.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu
Khi đã có thông điệp tốt, việc tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tiếp cận các đối tượng mục tiêu. Và để video có hiệu ứng lan rộng, thương hiệu cần đẩy mạnh sự tương tác của khách hàng. Doanh nghiệp kết nối được với khách hàng về mặt cảm xúc sẽ tăng brand love của họ. Như vậy, họ sẽ sẵn lòng ủng hộ thương hiệu.
Bước 5: Sáng tạo nội dung ngắn gọn, trúng đích
Theo nghiên cứu của GoSell, sự tập trung của người xem thường không vượt quá 10 giây. Bởi họ dễ bị phân tâm bởi các yếu tố hấp dẫn khác.
Với việc truyền tải nhiều thông tin, video dài khiến khách hàng mất hứng thú và bỏ qua. Vậy nên, doanh nghiệp cần sáng tạo nội dung cô đọng, súc tích và đảm bảo về thời gian.
Bước 6: Xuất bản nội dung trên các kênh
Doanh nghiệp không nên xuất bản video ồ ạt trên tất cả các kênh. Triển khai không kiểm soát dễ khiến doanh nghiệp lãng phí ngân sách. Ta nên lựa chọn và tập trung vào những nền tảng dễ tiếp cận tệp khách hàng nhất.
Thương hiệu cũng cần nghiên cứu tính chất của từng kênh sẽ đăng tải video. Ví dụ TikTok có đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng video của bạn dài hơn 10’ thì việc đăng lên TikTok là không tối ưu. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng một đoạn cắt đặc sắc từ video.
Bước 7: Theo dõi hiệu quả
Triển khai một chiến dịch video marketing yêu cầu về nhân lực, ngân sách và kế hoạch nội dung. Vậy nên, sau khi xuất bản, doanh nghiệp cần theo dõi các chỉ số và số liệu thống kê của video để xác định chiến dịch đã đạt được mục tiêu đặt ra chưa. Chỉ khi đo lường, ta mới xác định được hiệu quả của chiến dịch. Nếu video thành công viral thì đâu là lý do quyết định? Bằng việc theo dõi hiệu quả, ta dễ xác định được những yếu tố tạo nên thành công hoặc thất bại của một video. Qua đó doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm cho những dự án video marketing sau.
Kết luận
Video marketing là cách tiếp cận mới mẻ, hiện đại phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Dù đặt mục tiêu doanh số hay yếu tố branding, doanh nghiệp đều cần những chiến dịch video marketing hiệu quả.
INS Media có đội ngũ In-house chuyên nghiệp cùng thiết bị quay, dựng hiện đại. Từng cảnh quay do INS thực hiện đều đáp ứng tiêu chí về kỹ thuật, góc máy, ánh sáng,… Bên cạnh đó, chúng tôi có kinh nghiệm biên kịch video, sáng tạo video theo insight khách hàng.
Doanh nghiệp có nhu cầu sáng tạo một video marketing cho thương hiệu hoặc sản phẩm hãy liên hệ với INS qua:
- Hotline: 091 421 42 34
- Fanpage: INS Media – We Create to Inspire
- Email: insmedia.vn@gmail.com
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội