INS Media

Trang chủ » Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? 5 ví dụ mới nhất

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR là gì? 5 ví dụ mới nhất

by linhnguyen

Hiện nay, các công ty ngày càng chú trọng đến các hoạt động CSR. Họ ý thức được rằng doanh thu không phải là tất cả, doanh nghiệp có thể tạo ra các giá trị ý nghĩa cho cộng đồng. Ngoài giá trị nhân văn, thương hiệu cũng có thể đạt nhiều lợi ích nhờ các chiến dịch CSR. Cùng INS Media tìm hiểu chi tiết về các hoạt động này thông qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về khái niệm CSR

Corporate Social Responsibility (CSR) được hiểu là “trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”. Thuật ngữ này đề cập đến những chính sách, chiến lược giúp công ty thực hiện những hành động ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. 

CSR gắn kết các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu phát triển toàn cầu bền vững. Doanh nghiệp phát triển đến một mức nhất định, nhận thức về đóng góp cho xã hội càng cao. Các công ty lớn có tầm nhìn và trách nhiệm với cộng đồng hơn là lợi nhuận đơn thuần.

Một số vấn đề xã hội mà nhiều doanh nghiệp quan tâm: hệ quả sinh thái, môi trường, công bằng xã hội, điều kiện làm việc, nhân quyền,…

CSR (Corporate Social Responsibility) - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (Corporate Social Responsibility) – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hiểu đúng về CSR trước khi quyết định thực hiện

Một doanh nghiệp muốn bắt đầu đóng góp cho xã hội. Trước hết, doanh nghiệp đó cần có trách nghiệm từ chính nội bộ công ty. Nghĩa là doanh nghiệp quan tâm đến những vấn đề xoay quanh các nhân viên và cổ đông. Và cố gắng để nâng cao chất lượng tinh thần và sức khỏe cho họ.

Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt động CSR cần lưu ý đến một số vấn đề. Doanh nghiệp nhận thức đúng về trách nghiệm, đạo đức của bản thân. Qua đó, công ty không nên thực hiện các hoạt động thiện nguyện chỉ vì mục đích truyền thông. Công chúng hoàn toàn có thể nhận ra và có cái nhìn tiêu cực về thương hiệu. Việc truyền thông cho các hoạt động CSR đã thực hiện cũng cần sự khéo léo. Doanh nghiệp cũng cần tránh tổ chức các hoạt động tình nguyện khi chưa đủ nguồn lực thực hiện. Thay vào đó doanh nghiệp có thể tìm đến những tổ chức thiện nguyện uy tín. Việc tổ chức một sự kiện “nửa vời” có thể khiến danh tiếng của công ty bị ảnh hưởng.

Những chiến dịch làm tròn trách nghiệm của doanh nghiệp với xã hội không phải là lợi ích ngắn hạn. Thuật ngữ này đề cập đến kế hoạch dài hạn có thể mang lại những giá trị bền vững trong thời gian dài. 

Đọc thêm: 7 bước xây dựng chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp

Tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới CSR?

Xây dựng hình ảnh thương hiệu nhân văn, gia tăng giá trị

Trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay, hình ảnh thương hiệu càng ngày càng được chú trọng. Và các hành động nhân văn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng luôn được người tiêu dùng ủng hộ. Những hoạt động đó giúp cho cho hình ảnh thương hiệu trở nên tích cực hơn, từ đó tăng brand love của khách hàng. Cùng một loại mặt hàng, trong siêu thị có đa dạng các sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau. Với những sản phẩm tương tự nhau, người tiêu dùng sẽ suy xét thêm yếu tố thiện cảm với thương hiệu.  

Thúc đẩy hiệu quả Quan hệ công chúng, Marketing

Ngoài truyền thông về USP của sản phẩm, chủ đề CSR cũng là một hướng marketing, PR (quan hệ công chúng) thu hút sự quan tâm của công chúng. Thông điệp ý nghĩa về các vấn đề trong xã hội có hiệu quả lan truyền rộng rãi. Đặc biệt, những chiến dịch này khơi gợi sự đồng cảm, tình cảm của đối tượng trong vấn đề. Ví dụ PNJ với thông điệp “Tình yêu đích thực không cần chuẩn mực nào”. Thông điệp hướng tới cộng đồng LGBT, khuyến khích họ dũng cảm sống thật với bản thân. Chiến dịch này đã tác động đến người trong cộng đồng LGBT có ấn tượng tốt với thương hiệu.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới các hoạt động CSR

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới các hoạt động CSR

Nhu cầu của người tiêu dùng

Sau những vụ việc gây ô nhiễm môi trường của một số công ty được báo chí đưa tin, người dân ngày càng quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Nhiều người tiêu dùng nhận thức được khi họ sử dụng những sản phẩm như đồ ăn, nước uống,… của thương hiệu đó, họ đang gián tiếp ủng hộ doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn tìm những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.

CSR giúp thu hút vốn đầu tư bên ngoài

Ngày nay, việc hợp tác phát triển, đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Trong quá trình chọn lựa những doanh nghiệp phù hợp để đầu tư, hợp tác, yếu tố trách nhiệm với xã hội được cân nhắc. Điển hình là trong chương trình Shark Tank, nhiều doanh nghiệp đã thành công gọi vốn nhờ những ảnh hưởng tích cực đến xã hội như dự án ống hút cỏ Green Joy Straw, Revival Waste,…

Thúc đẩy tinh thần đội ngũ nhân sự nhờ CSR

Môi trường ảnh hưởng lớn đến tinh thần làm việc, cống hiến của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì được làm việc trong công ty quan tâm đến xã hội. Thực tế, có những công ty kinh doanh không minh bạch và sau một khoảng thời gian nhiều nhân sự đã nghỉ. Vì họ không có niềm tin vào sự phát triển của công ty, không vui vẻ và áy náy với khách hàng. 

Các khía cạnh hoạt động CSR của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội về môi trường

Mỗi cá nhân đều có trách nghiệm bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cũng vậy. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến môi trường. Người tiêu dùng sẽ có thiện cảm với những doanh nghiệp góp sức giảm thiểu tác hại đến môi trường. 

Những công ty sản xuất có thể áp dụng các cách hạn chế tác động đến môi trường như:

  • Tránh rò rỉ trong quá trình vận chuyển và sản xuất. 
  • Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ những yếu tố như: chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra.
  • Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác.
  • Cải tiến thiết bị để nâng cao quá trình sản xuất.
  • Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
Có nhiều khía cạnh để doanh nghiệp triển khai hoạt động CSR

Có nhiều khía cạnh để doanh nghiệp triển khai hoạt động CSR

Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh

Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng thuế đầy đủ cho Nhà Nước. Nguồn thuế của các doanh nghiệp sẽ góp phần giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh còn thể hiện uy tín của doanh nghiệp. Công ty phải thực hiện được những cam kết, công dụng đã giới thiệu với người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người dùng phải được đảm bảo. Và đặc biệt là cạnh tranh lành mạnh với các thương hiệu khác.

Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động

CSR của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc sử dụng lao động một cách có đạo đức. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Những quyền lợi và phúc lợi cơ bản của nhân viên cần được thực hiện đầy đủ. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn bổ sung thêm nhiều quyền lợi khác biệt cho nhân sự của mình.

Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau

Trong trường hợp suy thoái kinh tế, quốc gia cần sự đóng góp, hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ, ủng hộ hiện kim hoặc hiện vật của doanh nghiệp. Sự tương trợ còn có thể hiểu là hỗ trợ cho các cá nhân khó khăn. Hoặc sự giao lưu, chia sẻ kiến thức với các doanh nghiệp khác để cùng nhau phát triển.

Trách nhiệm xã hội về kinh tế

Mặc dù lợi nhuận sẽ luôn là mục tiêu chủ yếu của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng cũng có những vấn đề CSR doanh nghiệp nên thực hiện trong kinh doanh:

  • Trung thực: Cung cấp thông tin đúng thực tế, kịp thời và minh bạch về các vấn đề hoạt động. Việc tiết lộ đó có thể liên quan đến một sự việc cần làm sáng tỏ hoặc kế toán tài chính.
  • Chính sách: Những người đứng đầu của công ty cần xây dựng những chính sách bao gồm cả những hoạt động CSR. Đó có thể là những chính sách liên quan đến đầu tư, quy trình, nguồn nhân lực,…
  • Đào tạo: Giáo dục, đào tạo nhân viên và quản lý có ý thức hơn về trách nhiệm xã hội. Gắn kết toàn thể nhân viên cùng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Điều đó sẽ xây dựng một đội ngũ văn minh, tích cực và làm đẹp hình ảnh thương hiệu.

Hoạt động từ thiện, tình nguyện

Những hoạt động thiện nguyện là điều cần thiết trong công cuộc thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Doanh nghiệp có thể tiến hành quyên góp tiền, sản phẩm/dịch vụ, gây quỹ,… giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thực chất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện những hoạt động CSR. Chỉ cần doanh nghiệp đóng góp phù hợp với ngân sách hoặc thực hiện thăm hỏi các hộ gia đình, lan tỏa những câu chuyện và kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ.

Ví dụ về hoạt động CSR tại Việt Nam

Cocoon

Định vị là một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay, Cocoon luôn đặt mục tiêu làm đẹp đi đôi với trách nhiệm cộng đồng. Thương hiệu thường xuyên tổ chức các hoạt động góp sức xây dựng cuộc sống xanh. Một số chiến dịch như: trồng sen đá bằng hộp sản phẩm Cocoon, dùng túi vải thay cho túi nilon dùng một lần, đổi vỏ chai cũ lấy sản phẩm mới để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường… Mới đây thương hiệu vừa ra mắt chiến dịch “Chung tay bảo vệ loài gấu” hợp tác với AAF. Đây là một tổ chức bảo vệ động vật châu Á uy tín trên thế giới. Có thể nói Cocoon đang trên một chặng đường mang tên: “Hành trình truyền cảm hứng sống xanh”. 

Boo

Thương hiệu thời trang Boo từng tạo ấn tượng với người tiêu dùng Việt qua dự án “Tắt đèn bật ý tưởng”. Đây là một chiến dịch được Boo theo đuổi trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 2010 và duy trì đến hiện nay. Một số thông điệp ý nghĩa của dự án như: “Giảm nhựa cho sạch, tái nhựa cho xanh”, “Việc nhỏ mỗi ngày, đổi thay Trái đất”,… BOO đã và đang dẫn đầu phong trào xanh hóa ngành công nghiệp thời trang. Đồng thời lan tỏa đến các bạn trẻ phong cách sống xanh.

CVI Pharma

Ngoài bảo vệ môi trường, còn có nhiều hoạt động góp phần thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp. Ví dụ như chiến dịch CSR tri ân người có công với Cách mạng của CVI Pharma. Đây là một chiến dịch INS Media đã đồng hành với thương hiệu CVI Pharma để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những “người hùng năm xưa”. Cụ thể, thương hiệu đã ủng hộ những sản phẩm Kiện Cốt Vương của hãng nhằm hỗ trợ, cải thiện sức khỏe của những người lính, người mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với Cách mạng,… Tìm hiểu chi tiết hơn về chiến dịch tại đây!

Vinamilk

Trong giai đoạn dịch Covid-19, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, quyên góp cùng cả nước vượt qua dịch bệnh. Trong đó, Vinamilk đã đóng góp hơn 40 tỷ đồng cho các hoạt động phòng, chống dịch của Chính phủ. Đồng thời, Vinamilk ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ Vaccine, tiếp sức các lực lượng y tế tuyến đầu. Ngoài ra, thương hiệu cũng hỗ trợ cộng đồng và chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong dịch Covid-19. 

The Coffee House

The Coffee House là một đơn vị hoạt động tích cực trong các chiến dịch CSR.  Một số dự án tiêu biểu của thương hiệu như: “THE COFFEE HOUSE x THE LIBRARY” cùng xây thư viện sách trẻ em ở Tri Tôn và Cầu Đất. “Gửi chân thành trao yêu thương cùng The Coffee House” vì một Noel ấm no cho những người vô gia cư,… Hay việc thương hiệu đã tiến hành một chuỗi hoạt động vì môi trường: “THE COFFEE HOUSE GO GREEN”. Xem thêm về các chiến dịch khác The Coffee House đã thực hiện tại đây!

Kết luận

Một hành động nhỏ tạo giá trị lớn. Những chiến dịch CSR luôn là đề tài được người tiêu dùng và các doanh nghiệp quan tâm. Nếu để ý, ta sẽ thấy càng là những tập đoàn lớn, họ càng đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu hoặc hợp tác để triển khai các chiến dịch CSR, có thể liên hệ với INS Media qua: