INS Media

Trang chủ » 7 bước xây dựng chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp 2023

7 bước xây dựng chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp 2023

by linhnguyen

Chiến lược truyền thông là bản kế hoạch được lập ra nhằm đạt được các kết quả mong muốn như tiếp cận đối tượng mục tiêu, tăng nhận diện về thương hiệu, tăng doanh số bán hàng,… Tất cả điều này được thực hiện thông qua truyền thông.

Nhưng làm thế nào doanh nghiệp bắt tay vào lập chiến lược truyền thông hiệu quả và tối ưu? INS Media sẽ giúp tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược truyền thông từ A-Z cho marketer. Các bước thực hành xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp trong năm 2023 hiệu quả. 

Tìm hiểu về chiến lược truyền thông 

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông là việc doanh nghiệp sử dụng các phương pháp, cách thức để tiếp cận tập khách hàng mục tiêu cũng như nhận diện thương hiệu đến với nhiều khách hàng. Mục đích chính là xây dựng, định hình và duy trì những nhu cầu, sở thích. Đồng thời rút ngắn chu kỳ bán hàng để giúp khách hàng nhanh chóng đưa ra được các quyết định mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Một chiến lược truyền thông bao gồm những gì?

  • Chiến lược nội dung: Sáng tạo nội dung mà không có chiến lược cụ thể thường dẫn đến thông điệp truyền tải chưa được rõ hoặc thiếu nổi bật. Doanh nghiệp phân tích định vị thương hiệu, đối tượng mục tiêu và các USP của sản phẩm. Qua đó đưa ra một thông điệp truyền thông ý nghĩa. Thông điệp tốt là có thể “chạm” tới tệp khách hàng. Và các tuyến truyền thông đều phải nhất quán để làm nổi bật thông điệp đó.
  • Chiến lược ứng dụng các phương tiện truyền thông: Sau khi có Idea (thông điệp truyền thông) thì ta cần phải có Execution (cách thức truyền tải). Để truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu thói quen truyền thông của đối tượng mục tiêu. Qua đó có thể chọn những phương tiện truyền thông thích hợp. Truyền tải thông điệp đúng đối tượng với chi phí tối ưu nhất.

2 loại chiến lược truyền thông phổ biến

Có 2 loại chiến lược truyền thông được sử dụng nhiều: truyền thông cá thể và phi cá thể.

Truyền thông phi cá thể: bao gồm những cách thức quảng cáo như truyền thông bằng điện tử, báo chí, poster, trưng bày sản phẩm, quan hệ cộng đồng,…

Truyền thông cá thể: Nhân viên bán hàng của thương hiệu tư vấn khách hàng trực tiếp tại điểm bán hoặc qua điện thoại để kêu gọi họ mua sản phẩm.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn báo chí, kênh digital,... nhân viên bán hàng cho chiến lược truyền thông của mình

Doanh nghiệp có thể lựa chọn báo chí, kênh digital,… nhân viên bán hàng cho chiến lược truyền thông của mình

3 lý do doanh nghiệp cần chiến lược truyền thông

Các thương hiệu thành công ngoài yếu tố chất lượng hay giá cả cạnh tranh thì còn quan tâm tới sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Khách hàng có xu hướng trung thành và ủng hộ những thương hiệu khiến họ cảm thấy “đồng điệu”. Và để có thể kết nối với khách hàng rất cần những chiến lược hiệu quả.

  • Giúp doanh nghiệp hình dung rõ nét tổng thể bức tranh truyền thông: Thông tin được tổng hợp, từ vấn đề chính đến các vấn đề liên quan trong bản chiến lược. Như vậy, doanh nghiệp có thể nắm rõ các đầu việc cần triển khai một cách dễ dàng.
  • Định hướng hoạt động truyền thông, thống nhất thông điệp: Bởi vì truyền thông đa kênh nên cần linh hoạt với tính chất mỗi kênh. Nhưng nếu không có một định hướng và kế hoạch nhất quán, thông điệp có thể bị biến tấu, hiểu sai. Vậy nên, tính nhất quán của các kênh là rất quan trọng.  Và để đảm bảo tính nhất quán này thì không thể thiếu một chiến lược chuẩn chỉnh.
  • Có kế hoạch chuẩn bị và thực hiện hiệu quả nhất: Mỗi chiến lược đều đề rõ các việc cần làm, thời gian thực hiện, thông điệp… Do đó, khi bắt tay vào thực hiện, nhân viên sẽ làm việc theo kế hoạch. Còn quản lý sẽ bám sát chiến lược để phân chia công việc trôi chảy và hiệu quả.

Tại agency, bộ phận sáng tạo sẽ triển khai công việc hiệu quả khi có chiến lược rõ ràng từ planner. Chiến lược truyền thông phải vừa đánh trúng tâm lý khách hàng mà vẫn đảm bảo có chỗ cho các ý tưởng sáng tạo bay nhảy. Chiến lược chính là kim chỉ nam để định hướng cho các ý tưởng sáng tạo.

Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông

Việc lập ra một chiến lược truyền thông cụ thể và tối ưu thường không dễ dàng. Bởi có rất nhiều yếu tố xung quanh cần phải nghiên cứu. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình để xây dựng một chiến lược có hệ thống sẽ gồm 7 bước.

Bước 1: Xác định đối tượng truyền thông

Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của một chiến lược truyền thông là có kết nối được với khách hàng mục tiêu không? Phản ứng của họ như thế nào đối với nội dung truyền thông? Hưởng ứng hay là không quan tâm? Vậy nên, ngay từ bước đầu việc xác định rõ đối tượng truyền thông là cần thiết. Ngoài ra, xác định được đúng đối tượng truyền thông, marketer mới có cơ sở để triển khai các bước sau.

Doanh nghiệp nên phân khúc đối tượng, chia họ thành các nhóm khác nhau. Có thể dựa trên các sản phẩm muốn bán và nhân khẩu học khác nhau để phân loại. Đặt mình vào vị trí khách hàng tiềm năng và xác định điều gì sẽ khiến họ quan tâm.

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng “mục tiêu” là doanh số bán hàng. Nhưng sự thật là có nhiều mục tiêu truyền thông, quảng cáo khác cần xác định. Đó có thể là thêm khách mới, quảng bá và tung ra sản phẩm mới. Hoặc về branding có thể là nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng brand love, brand mention,… Dù mục tiêu là gì, điều quan trọng là xác định nó trước khi tiến hành sang bước sau.

7 bước xây dựng chiến lược truyền thông chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp

7 bước xây dựng chiến lược truyền thông chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp

Bước 3: Xây dựng thông điệp truyền thông

Sau khi nghiên cứu chi tiết các bước phía trên, doanh nghiệp cần dựa vào những phân tích đó để đưa ra một thông điệp cụ thể. Thông điệp tốt là có thể đánh vào đối tượng truyền thông và mục tiêu của chiến lược. Lưu ý là dù thông điệp sáng tạo nhưng lại “lệch” đối tượng thì cũng coi như thất bại. Thông điệp như xương sống của chiến lược. Vì những hoạt động truyền thông sẽ xoay quanh và làm nổi bật thông điệp đó.

Bước 4: Xây dựng định hướng nội dung và chiến lược kênh

Hiện nay, tần suất một người tiếp cận với những thông điệp khác nhau đến từ  các nhãn hàng đa dạng khiến họ bị choáng ngợp. Thậm chí, người tiêu dùng bắt đầu xây dựng nên một tâm lý dửng dưng. Vậy nên, thông điệp cần phải nhắc lại để khách hàng có thể ghi nhớ lưu lại lâu nhất. Và để “nhắc lại” hợp lý, ta cần xây dựng định hướng nội dung và chiến lược kênh. Trong bước này, tùy thuộc vào USP của sản phẩm cũng như  ý nghĩa của thông điệp để chia ra các nhóm nội dung với vai trò khác nhau.

Bên cạnh đó, tính chất của các kênh truyền thông là khác nhau. Ví dụ: YouTube là video, Facebook là bài viết, Tiktok là những clip ngắn,… Vậy nên phải xây dựng chiến lược phù hợp với từng đặc điểm của mỗi nền tảng triển khai. Quan trọng là phải nhất quán với nhau và nối chúng bằng thông điệp của nhãn hàng.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết

Đây là bước cụ thể hóa từng phần của chiến lược. Có những công việc nào? Ai sẽ là người phụ trách? Khi có bản kế hoạch truyền thông chi tiết, quản lý sẽ dễ dàng phân chia nhiệm vụ. Các nhân sự cũng dễ theo dõi và thực hiện. Như vậy, sẽ tránh tình trạng hoang mang, giúp nhân sự phối hợp và làm việc hiệu quả. 

Bước 6: Triển khai chiến lược truyền thông

Đây là giai đoạn đưa những chiến lược trên giấy áp dụng vào thực tiễn. Ở thời điểm này “đứa con tinh thần” của cả team sẽ được ra mắt thị trường. Trong quá trình triển khai chiến lược, độ nhiễu (noise) nên được lưu ý và khắc phục kịp thời. Độ nhiễu chính là những yếu tố phát sinh xảy ra trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Điều này khiến thông điệp trở nên sai lệch và kế hoạch không diễn ra theo đúng lộ trình.

Bước 7: Theo dõi và đo lường, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh

Đây là bước rất quan trọng. Ta sẽ đánh giá được chiến lược có đạt được các chỉ tiêu đặt ra hay không. Người tiêu dùng đã hiểu đúng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải chưa? Và phản ứng của họ ra sao? 

Doanh nghiệp cần thực hiện đo lường hiệu suất, đánh giá hiệu quả của chiến lược. Nhờ đo lường, ta có thể đánh giá hiệu quả của kế hoạch và có điều chỉnh phù hợp. Bởi không phải kế hoạch nào cũng có khả năng mang lại được hiệu quả theo như mong đợi.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thông của INS Media

5 chiến lược truyền thông phổ biến hiện nay

Chiến lược cần dựa vào từng mục tiêu, vấn đề riêng của nhãn hàng để lập ra. Nhưng nhìn chung, có 5 loại chiến lược truyền thông phổ biến, được nhiều thương hiệu sử dụng hiện nay.

 Tập trung vào tệp khách hàng trung thành

Khách quen là những người gắn bó với thương hiệu. Họ cũng là những người sẵn sàng ủng hộ khi có chiến dịch mới được tung ra. Đây cũng là nguồn giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới. Họ có thể sẽ giới thiệu người quen nếu thấy sản phẩm đủ tốt (marketing truyền miệng). 

Thị trường ngày nay rất cạnh tranh bởi đa dạng hàng hóa từ các thương hiệu khác nhau. Người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Vậy nên, khách hàng sẽ sẵn sàng từ bỏ một thương hiệu nếu họ thấy chất lượng của sản phẩm kém đi hay sản phẩm khác lợi hơn. 

Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược nhắm tới những nhu cầu mới của khách hàng. Đồng thời cũng có thể có ưu tiên hoặc tặng quà để tri ân khách hàng thân thiết.

Tăng tần số xuất hiện doanh nghiệp trên các kênh truyền thông

Việc doanh nghiệp xuất hiện nhiều trên những kênh truyền thông khiến người xem tò mò về sản phẩm. Hoặc đơn giản là tạo cảm giác uy tín và độ gợi nhớ cho khách hàng. Khi họ cần một sản phẩm và chợt nhớ ra sản phẩm của bạn.

Tăng các chương trình ưu đãi độc quyền

Việc tung ra những chương trình ưu đãi sẽ kích sức mua của người tiêu dùng. Khách hàng cũ không muốn bỏ qua lợi ích này, còn khách hàng mới sẽ muốn mua dùng thử. Có thể áp dụng một số chương trình giảm giá như: mua một được hai, mua combo được tặng thêm sản phẩm,… 

Tập trung vào một số kênh quảng cáo trả phí chính

Mỗi một sản phẩm sẽ có một tập khách hàng mục tiêu riêng. Tùy vào nhu cầu và sở thích, khách hàng sẽ sử dụng một vài kênh truyền thông nhất định. Doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào những kênh tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Thậm chí, doanh nghiệp nên trả phí để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa.

Làm mới chiến lược truyền thông

Doanh nghiệp cần nhận ra rằng insight khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian hoặc môi trường. Có một số chiến lược từng rất hiệu quả. Nhưng nếu cứ tận dụng nhiều lần không chỉ gây nhàm mà còn không phù hợp với thực tiễn nhu cầu khách hàng. Vì vậy cần tiếp tục khám phá và đi sâu hơn vào phân tích tâm lý, nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể khai thác thêm nhiều khía cạnh và nảy ra nhiều ý tưởng độc đáo. Dù sao, sáng tạo là một trong những vũ khí mạnh nhất của marketing.

INS Media là Agency chuyên nghiệp trong lĩnh vực Truyền thông – Quảng cáo, đã tư vấn chiến lược truyền thông cho nhiều tổ chức và cá nhân, xây dựng phát triển thương hiệu, định vị thương hiệu và tái định vị thương hiệu. Kết nối với chúng tôi để xây dựng chiến lược tối ưu và lan tỏa thông điệp tới nhóm công chúng mục tiêu của bạn!