INS Media

Trang chủ » Content marketing là gì? 12 loại content doanh nghiệp dễ áp dụng

Content marketing là gì? 12 loại content doanh nghiệp dễ áp dụng

by linhnguyen

Content luôn là một phần quan trọng của marketing. Từ các mẫu quảng cáo trên báo giấy hay những TVC được đầu tư,… tất cả đều có mặt của content marketing. Cùng với sự phát triển của các kênh Digital, content marketing ngày càng được chú trọng. Hôm nay, hãy cùng INS Media tìm hiểu về các loại hình content marketing phổ biến trong bài viết sau.

Content marketing là gì?

Content marketing hay tiếp thị nội dung, là những nội dung có giá trị và gần gũi với người tiêu dùng. Content marketing được doanh nghiệp phân phối một cách nhất quán trên các kênh truyền thông.

Tùy vào từng giai đoạn và đối tượng mục tiêu, mục đích của content marketing lại khác nhau. Mục đích của tiếp thị nội dung có thể là:

  • Content giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng
  • Content giúp tăng lượng chuyển đổi khách hàng
  • Content giúp tạo dựng niềm tin và sự liên kết với khách hàng
  • Content giúp giữ chân và tăng brand loyalty (lòng trung thành với thương hiệu) của khách hàng
  • Content giúp tạo sự chú ý, tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Content giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng liên quan đến sản phẩm

Có nhiều dạng content marketing. Việc đa dạng hóa các loại content marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh. Mỗi một loại hình content lại có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Việc sử dụng nhiều dạng content cho phép doanh nghiệp lấy ưu điểm của loại hình này bổ khuyết hạn chế của loại hình khác.

3 cách phân loại content marketing

Dựa theo chức năng, content marketing sẽ được chia thành 3 loại chính: content giải trí, content cung cấp thông tin, content tiện ích.

Content marketing giải trí

Content giải trí đơn giản là dạng content giúp người đọc cảm thấy thư giãn bằng những câu chuyện hài hước, gây cười. Ưu điểm của loại nội dung này là khả năng lan truyền nhanh chóng trên internet. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo.

Nhiều thương hiệu lớn đã và đang sử dụng content giải trí nhằm tạo viral. Ví dụ Beamin là một thương hiệu thường xuyên sử dụng loại content này. Mới đây, Beamin đã mở ra chuyên mục “Have A Chat – Tâm Sự Gì Không?” với những câu chuyện hài hước cùng chị Mưa. Hay Welax, Fanpage chuyên về content giải trí cho giới trẻ. Những chủ đề trong cuộc sống đều được Welax “biến tấu” theo góc nhìn hài hước để mang lại tiếng cười cho độc giả. 

Content marketing cung cấp thông tin

Đây là những nội dung không đề cập trực diện đến thương hiệu mà thay vào đó sẽ cung cấp các thông tin hữu ích. Mục đích để giải đáp những “khoảng trống” thông tin của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng và củng cố “Brand Love” của khách hàng. Về bản chất, content cung cấp thông tin là một “content hub” (content giữ chân khách hàng) được nuôi dưỡng “mưa dầm thấm lâu”. Ví dụ: Sữa Mộc, một thương hiệu chuyên về sữa hạt thường có những bài viết cung cấp lợi ích, sự dinh dưỡng của các loại hạt. Những nội dung này cung cấp thông tin hữu ích về ngành thực phẩm, FMCG. Và qua đó lồng ghép thương hiệu một cách khéo léo.

Content marketing tiện ích

Mục đích của content tiện ích là giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách dễ dàng và nhanh chóng. Dạng content marketing này trực tiếp đem lại lợi ích thực tiễn cho khách hàng. Content tiện ích có thể là những bài viết hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc, tiện ích dành cho người dùng trên app,…

Ví dụ: Tiện ích quản lý chi tiêu của Momo giúp khách hàng theo dõi và phân tích kế hoạch chi tiêu. Hay Lemonade đăng tải nhiều video hướng dẫn make-up, mẹo làm đẹp với sản phẩm của thương hiệu này.

12 hình thức content marketing phổ biến

Blog

Blog là dạng content marketing được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng trong kế hoạch truyền thông. Hiện nay, nội dung trên blog đã không còn bị gói gọn trong việc giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Khi viết blog, doanh nghiệp có thể chia sẻ những thông tin hữu ích cho người đọc, xu hướng ngành, chương trình khuyến mãi,… Nếu được tập trung đầu tư, content dạng blog, SEO sẽ tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Social media

Doanh nghiệp có thể khai thác lợi thế của mạng xã hội để phục vụ nhu cầu truyền thông – tiếp thị. Môi trường social media cho phép kết hợp nhiều hình thức nội dung khác nhau trong cùng một chiến dịch marketing để phát huy tối đa hiệu quả. Ví dụ: trên các nền tảng xã hội, doanh nghiệp có thể kết hợp hình thức văn bản và video/ảnh. Và lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam lớn nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức social media để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, những nội dung trên mạng xã hội cần ngắn gọn, trọng tâm. Trong thời đại “tiêu thụ” thông tin nhanh, người dùng thường lướt qua nhiều nội dung trên màn hình. Vậy nên, cuộc chiến thu hút sự chú ý của người tiêu dùng ngày càng trở nên khốc liệt.

Video

Sản xuất nội dung bằng hình thức video đang là xu hướng thị trường hiện nay. Những nền tảng lớn như TikTok, Facebook, Instagram đều đang đẩy mạnh video marketing. Bằng việc kết hợp hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video dễ thu hút người dùng hơn một văn bản. Tuy nhiên, hình thức này sẽ yêu cầu cao về sự sáng tạo, hình ảnh và âm thanh. 

Một số chủ đề của video marketing doanh nghiệp có thể áp dụng bao gồm:

  • Video giới thiệu về thương hiệu
  • Video review về USP của sản phẩm
  • Video giới thiệu chương trình khuyến mại
  • Video hướng dẫn sử dụng (Video tutorial)
  • Video testimonial ghi lại phản hồi của khách hàng

Tìm hiểu thêm về VIDEO MARKETING tại đây!

Infographics

Content marketing dạng infographics là đồ họa tổng hợp thông tin. Hình thức này sẽ trình bày những thông tin và số liệu một cách trực quan nhất. Kiến thức, thông điệp phức tạp được trình bày dưới dạng infographics sẽ dễ hiểu, rõ ràng hơn. Doanh nghiệp có thể sử dụng infographics chia sẻ các thông tin hữu ích giúp khách hàng dễ nắm bắt hơn. Ngoài ra, người đọc có thể dễ dàng lưu ảnh infographics nếu thông tin cần thiết đối với họ.

Podcast

Podcast là dạng tệp âm thanh media được đăng tải trên internet để người dùng có thể nghe trực tiếp hoặc tải về. Tại Việt Nam, Podcast mới chỉ thực sự được phổ biến trong một vài năm trở lại đây. Sau thời gian làm việc căng thẳng, chúng ta không muốn mãi “cắm mặt” vào màn hình điện thoại. Và Podcast là một phương thức giúp việc tiếp cận thông tin trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Hình thức này cho phép người dùng vừa nghe vừa có thể lái xe, làm việc nhà,… 

Để truyền thông trên Podcast được hiệu quả, thông điệp phải tương đồng với định vị, lĩnh vực mà thương hiệu đang hướng đến. Một thương hiệu mỹ phẩm sẽ lập ra các kênh về chăm sóc sắc đẹp. Ví dụ: Allure, một thương hiệu thời trang – làm đẹp tại Mỹ, đã lập ra kênh Podcast: “Allure: The Science of Beauty” để chia sẻ những mẹo làm đẹp tới khách hàng. Hoặc một doanh nghiệp hỗ trợ du học có thể tìm đến các kênh chia sẻ kiến thức về du học như “Ta đi đây”, “Du và học”,… 

Email

Email marketing là hình thức tiếp thị gửi thư thương mại đến một nhóm người thông qua địa chỉ mmail của họ. Hình thức này không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên có thể giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận và gửi thông điệp tới lượng lớn khách hàng mục tiêu, đối tác.

Về nội dung trong email, doanh nghiệp có thể quảng cáo về sản phẩm mới, thông báo các chương trình khuyến mại. Hoặc nhắc nhở khách hàng về quá trình mua hàng mà họ chưa hoàn thành. Trong những ngày lễ, sự kiện lớn, doanh nghiệp nên gửi lời chúc, lời cảm ơn, tri ân đến khách hàng. Hiện nay, email marketing không còn chỉ gói gọn với những bức thư đầy chữ. Chúng ta có thể kết hợp những hình thức khác trong email: Video, hình ảnh, form khảo sát, gif, button,…

Livestream

Livestream là dạng content marketing mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Tâm lý chung của người mua là muốn xem sản phẩm một cách chân thật, chi tiết nhất nhưng ngại đến tận nơi. Nên việc xem hình ảnh thực tế và order ngay tại nhà đã giải quyết vấn đề của người tiêu dùng.

Hình thức livestream được đánh giá là hiệu quả với các nền tảng E-Commerce như Shopee, TikTok Shop,… Bằng cách tương tác trực tiếp với người dùng, doanh nghiệp có thể chủ động tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. 

eBook

Dạng content marketing này được sử dụng nhằm thu hút và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Thông qua những eBook miễn phí, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập email, thông tin của công chúng mục tiêu. Qua đó, doanh nghiệp sẽ lập ra danh sách tiềm năng cho chiến dịch email marketing. 

Meme

Dạng content ngắn, dễ hiểu như meme đang dần chiếm được sự yêu thích của gen Z và Millennials. Minh chứng là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của những fanpage: Insight Mất Lòng, Cuộc sống Agency,… Các thương hiệu đã khéo léo sử dụng meme để tạo ấn tượng với khách hàng bằng tính giải trí và sáng tạo đa dạng thông điệp. Ngoài thu hút khách hàng, meme cũng góp phần tạo ra cá tính của thương hiệu. Điển hình là linh vật Tuyết Vương của Mixue với độ hài hước, lầy lội.

Influencer (người ảnh hưởng)

Tạo những nội dung hợp tác với influencer sẽ giúp doanh nghiệp tăng tương tác, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao uy tín và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Những dạng nội dung đó có thể là banner, poster, bài viết, video, quảng cáo ngoài trời,… Khi chọn influencer cần phù hợp với lĩnh vực của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu Cocoon hợp tác với Beauty Blogger Trinh Phạm truyền thông về sản phẩm toner bí đao và chương trình “đổi vỏ chai cũ, nhận sản phẩm mới”.

Đọc thêm: KOL là gì? 6 hình thức hợp tác với KOL cho chiến dịch marketing

Event, webinar

Những buổi event, webinar với nhiều thông tin hữu ích luôn tạo dấu ấn tích cực cho thương hiệu. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp doanh nghiệp tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả. Về chủ đề của buổi event, webinar, doanh nghiệp có thể tìm hiểu những vấn đề của khách hàng. Hoặc doanh nghiệp sử dụng case study thực tế để thuyết phục và tăng độ tin cậy.

Để buổi webinar thêm chất lượng, doanh nghiệp nên mời chuyên gia để thảo luận về một chủ đề. Tuy nhiên, các chuyên gia thường có xu hướng nói về chuyện “chuyên môn”, thiếu tính hài hước và giao tiếp với khán giả. Vì vậy MC chương trình nên là người khéo léo và biết cách dẫn dắt vấn đề. Đồng thời, người làm kịch bản phải khéo léo để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp qua lời nói của các chuyên gia. 

Newsletters

Newsletter là một bản tin của một tổ chức, trong đó chia sẻ những thông tin có giá trị đến khách hàng, nhân viên hoặc người đăng ký theo dõi. Doanh nghiệp có thể sử dụng content dạng newsletters trên catalogue điện tử, email, fanpage,… 

Khi viết bản tin, doanh nghiệp lưu ý cần tạo tiêu đề hấp dẫn và lôi kéo người đọc. Trong tiêu đề, doanh nghiệp có thể gợi mở những lợi ích mà độc giả sẽ nhận được khi đọc. Nên viết các đoạn văn ngắn. Sử dụng gạch đầu dòng, tiêu đề phụ để giúp người đọc dễ dàng nắm bắt nhanh các điểm chính. Việc kết hợp các hình ảnh, đồ họa thông tin hoặc video cũng giúp tăng cường sự tương tác với người đọc.

Ngoài ra, newsletters được cá nhân hóa có khả năng thu hút sự chú ý của người dùng hơn. Doanh nghiệp sau khi nghiên cứu về tệp khách hàng có thể tùy chỉnh nội dung để phù hợp với sở thích của họ. Ví dụ như điều chỉnh giọng văn và phong cách. Cách tiếp cận cá nhân hóa này tạo ra kết nối mạnh mẽ hơn và thúc đẩy sự tương tác với độc giả.

Kết luận về content marketing

Có nhiều dạng content marketing mà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng. Nhưng để những nội dung đó được hiệu quả, doanh nghiệp cần có chiến lược nội dung tổng quát. Đồng thời phân bổ content hợp lý, phù hợp với insight và nhu cầu của khách hàng.

Nếu doanh nghiệp đang cần một đơn vị giúp xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền thông bài bản, hãy liên hệ với INS Media. Chúng tôi là agency nhiều kinh nghiệm về tư vấn chiến lược truyền thông. INS Media sẽ tư vấn những giải pháp tối ưu hiệu quả và chi phí: