INS Media

Trang chủ » Tổng hợp 30+ quy định luật quảng cáo marketer nên biết

Tổng hợp 30+ quy định luật quảng cáo marketer nên biết

by linhnguyen

Các marketer luôn theo đuổi sự sáng tạo, độc đáo, cuốn hút. Tuy nhiên dù “bay” tới đâu, các marketer đều phải tuân thủ theo các quy định nhất định. Trong bài viết này, INS Media sẽ tổng hợp quy định luật quảng cáo mà các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo cần biết.

Luật quảng cáo là gì?

Đây là một trong các luật doanh nghiệp mà chính phủ, pháp luật nhà nước Việt Nam ban hành. Những luật này liên quan đến hoạt động quảng cáo trên phương tiện đại chúng, công cụ truyền tin. Luật quảng cáo quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quảng cáo, các sản phẩm/dịch vụ bị cấm quảng cáo, các hành vi bị cấm trong quảng cáo, cũng như các biện pháp xử lý vi phạm.

Tại sao cần nắm rõ các luật quảng cáo

Tuân thủ luật quảng cáo là nghĩa vụ với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo. Các luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người kinh doanh chính đáng. Ngoài ra, tuân thủ luật tạo điều kiện để doanh nghiệp, cá nhân nâng cao chất lượng truyền thông. Và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các luật quảng cáo thì có thể gặp phải những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động quảng cáo. Hoặc doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
  • Mất uy tín, danh tiếng, và lòng tin của khách hàng, đối tác, và cộng đồng.
  • Cạnh tranh bất lợi, mất cơ hội kinh doanh và bị tổn thất kinh tế.

Một số quy định của luật quảng cáo

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo

Theo Luật quảng cáo số 16/2012/QH131, nội dung quảng cáo phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, quy định pháp luật.
  • Trung thực, không gây nhầm lẫn, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân khác.
  • Không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư, quyền bí mật thương mại, quyền bảo vệ sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.
  • Không quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, cấm quảng cáo. Hoặc chưa được cấp phép theo quy định của pháp luật.
  • Không quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tính chất đe dọa, kích động bạo lực. Hoặc loại sản phẩm đồi trụy, phản động, gây hại đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia.

Đọc thêm: Quy trình sản xuất phim quảng cáo từ A-Z

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào bị cấm quảng cáo theo luật pháp Việt Nam?” Đây là một câu hỏi mà mọi người kinh doanh nên nắm rõ để tránh vi phạm và bị xử phạt. INS Media sẽ giới thiệu 8 nhóm sản phẩm/hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo theo Luật Quảng cáo 16/2012/QH131

  1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Thuốc lá.
  3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
  4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi. Các loại bình bú và vú ngậm nhân tạo.
  5. Thuốc kê đơn. Trường hợp thuốc không kê đơn nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
  6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
  7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao. Và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
  8.  Các sản phẩm/dịch vụ bị cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh.

13 hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
  2. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  3. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
  4. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
  5. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
  6. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
  7. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  8. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân.
  9. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp. So sánh giá, chất lượng,… sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
  11. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  12. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  13. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Quy định với một số ngành nghề đặc thù

Ngoài ra, nội dung quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định cụ thể đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:

Không được quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

(Theo Điều 4,5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP)

Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.

(Theo Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13)

Quảng cáo thực phẩm chức năng phải có khuyến cáo “ Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

(Theo Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP)

Quảng cáo thuốc không được có nội dung gây ra cách hiểu: Thuốc này là số một; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.

(Theo Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP)

Quảng cáo thuốc thì không được tư vấn riêng, không được để hotline để người dùng gọi tới để được tư vấn.

(Theo Nghị định 54 năm 2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016)

Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

(Theo Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13)

Tham khảo 5 ý tưởng cho TVC quảng cáo

Quy định quảng cáo dành cho đối tượng trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được pháp luật bảo trợ. Luật quảng cáo cũng quy định rõ ràng quảng cáo dành cho đối tượng trẻ em không được thể hiện những nội dung như:

– Chứa các nội dung có thể gây hại về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý hoặc đạo đức;

– Lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của trẻ em nhằm dụ dỗ mua sản phẩm, dịch vụ. Hoặc ép buộc cha mẹ phải mua sản phẩm, dịch vụ;

– Làm trẻ em mất tự tin về dáng vóc, tính cách, năng lực hiện tại. Khuyến khích trẻ em sử dụng cách diễn đạt làm cản trở sự phát triển ngôn ngữ, tính cách.

– Chứa nội dung khiếm nhã thể hiện tính yếu đuối, hành vi tàn nhẫn về thể chất, tinh thần. Khuyến khích hành vi bạo lực, bị chỉ trích như hành vi thông thường được xã hội chấp nhận.

– Mô tả các hành động bạo lực, cổ vũ tính bạo lực. Có hàm ý khiến trẻ em nghĩ rằng bạo lực là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

Nghĩa vụ của người quảng cáo

Để có môi trường quảng cáo trong sạch, mỗi cá nhân đều phải có ý thức và trách nghiệm. Đối với người làm quảng cáo, pháp luật quy định các nghĩa vụ sau:

– Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;

– Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;

– Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện. Sẵn sàng chịu liên đới về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;

– Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Các chế tài khi vi phạm luật quảng cáo

Khi vi phạm luật quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các chế tài xử phạt. Các hình thức xử lý hành chính những người thực hiện quảng cáo không đúng quy định pháp luật. Và gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội. Các chế tài khi vi phạm luật quảng cáo bao gồm:

Cảnh cáo: Nhắc nhở người vi phạm để sửa chữa, khắc phục hậu quả và không tái phạm.

Phạt tiền: Người vi phạm nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Mức phạt tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tính chất và hậu quả của vi phạm. 

Đình chỉ hoạt động có thời hạn: Người vi phạm tạm ngừng hoạt động quảng cáo trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm luật quảng cáo nghiêm trọng hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Người vi phạm thực hiện các hành động bù đắp thiệt hại, khôi phục trạng thái ban đầu. Hoặc người đó sẽ phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trong quảng cáo. Các biện pháp khắc phục hậu quả có thể là: thu hồi quảng cáo, công khai xin lỗi,…

Vì vậy, để tránh vi phạm luật quảng cáo, doanh nghiệp nên nắm rõ các quy định quảng cáo. Đồng thời thực hiện đủ thủ tục, kiểm tra nội dung, hình thức quảng cáo… trước khi công bố.

Kết luận về luật quảng cáo

Hy vọng bài đăng này sẽ giúp các marketer và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về luật quảng cáo. Và tránh vi phạm các điều luật một cách đáng tiếc. Các bạn nên nhớ rằng những sản phẩm quảng cáo chính thống luôn được người tiêu dùng hoan nghênh.

Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, hãy liên hệ với INS Media qua: