Một marketer chuyên nghiệp không chỉ có kiến thức sâu về sản phẩm và thị trường, mà còn cần nhạy bén nắm bắt thị hiếu khách hàng. Áp dụng nguyên tắc tâm lý học trong marketing, họ có thể xây dựng chiến lược truyền thông, quảng cáo hiệu quả.
INS Media đã tổng hợp một số nguyên tắc tâm lý học trong marketing phổ biến, dàng triển khai. Những “bí quyết” này sẽ giúp lược marketing của bạn trở nên thu hút hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên tắc kích thích sự tò mò
Nguyên tắc tâm lý học trong marketing được bắt gặp nhiều nhất là kích thích sự tò mò. Khi khách hàng tò mò về sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu thêm về nó. Điều này đẩy nhanh quá trình tiếp cận và thúc đẩy quyết định mua hàng. Marketer thường sử dụng tiêu đề hấp dẫn, kêu gọi hành động trong bài viết, email marketing. Các từ gợi sự tò mò dễ bắt gặp như: mẹo hay, giải pháp, làm sao để, bạn có biết…
Tập đoàn Apple đã thành công ứng dụng nguyên tắc này trong chiến dịch quảng cáo của mình. Bằng cách giữ bí mật thông tin về sản phẩm mới cho đến khi ra mắt, Apple luôn tạo ra sự hiếu kỳ cho người dùng. Áp dụng nguyên tắc thông minh, Apple đã tạo tệp khách hàng trung thành, sẵn lòng chờ mua sản phẩm.
Nguyên tắc đơn giản hóa
Theo tâm lý học trong marketing, con người thích sự đơn giản. Chiến dịch marketing càng dễ hiểu, người dùng càng dễ dàng tìm hiểu và truy cập thông tin. Từ đó để lại ấn tượng tích cực về dịch vụ, sản phẩm, phong cách làm việc của thương hiệu.
Chiến dịch marketing thành công phải kể đến việc Vinamilk thay đổi logo, tạo xu hướng mới cho giới trẻ. Theo đó, sau hơn 40 năm, logo dạng phù hiệu (emblem) đã được thay bằng dạng chữ (wordmark) đơn giản. Kèm theo là dòng chữ “est 1976” – năm thành lập thương hiệu.
Không dừng lại, Vinamilk còn khuyến khích người trẻ tạo logo, avatar cá nhân theo phong cách này. Bằng cách truy cập trang web est1976.vinamilk.com.vn và nhập thông tin cá nhân như tên và năm sinh, người dùng sẽ nhận lại logo theo mẫu. Trào lưu nhanh chóng lan rộng và trở thành hiện tượng thu hút đông đảo người trẻ tham gia.
Từ đó, độ nhận diện của thương hiệu Vinamilk tăng cao, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số bán hàng.
Nguyên tắc có qua có lại
Cuốn Influence: The Psychology of Persuasion của tiến sĩ Robert Cialdini chỉ ra rằng: “Có qua có lại” là nguyên tắc đầu tiên ảnh hưởng quyết định của một người. Theo thí nghiệm của ông: Phục vụ nhà hàng được tip thêm 3% khi tặng khách một viên kẹo. Và thêm 14% khi tặng hai viên.
Cho thấy, nguyên tắc này đóng vai trò thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để áp dụng hiệu quả nguyên tắc này trong marketing, doanh nghiệp cần:
- Cung cấp thông tin giá trị, hữu ích
- Giải đáp băn khoăn, vướng mắc của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu.
Khi tạo ra sự tin tưởng, thoải mái, khách hàng có xu hướng:
- Quan tâm, yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ, nhãn hàng.
- Biết ơn và trở lại mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ vì cảm nhận được sự tận tâm, uy tín của nhãn hàng.
Nguyên tắc lý học trong marketing này được áp dụng trong nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: Khi trang web của Trung tâm dạy tiếng Anh cung cấp kiến thức, phương pháp học tập hiệu quả. Nguyên lý có qua có lại khích lệ khách hàng tương tác lại bằng cách: cung cấp thông tin cá nhân như: email, số điện thoại trong phần bình luận… Từ data trả về, đội ngũ sales sử dụng để tư vấn, bán khóa học…
Nguyên tắc khan hiếm
Khan hiếm là một hiện tượng tâm lý học trong marketing. Nó thường gắn liền với hội chứng FOMO. Viết tắt từ Fear of missing out, là hội chứng sợ bỏ lỡ mà nhiều người gặp phải.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ quy luật cung – cầu của thị trường. Sản phẩm càng hiếm thì càng có giá trị. Khách hàng sẽ cảm thấy tiếc nuối nếu bỏ lỡ sản phẩm hiếm, chất lượng với ưu đãi cao. Các nhãn hàng thường áp dụng nguyên tắc khan hiếm dưới các hình thức:
- Dùng các cụm từ “đừng bỏ lỡ, một không hai…” để thúc đẩy quyết định mua hàng.
- Áp dụng chương trình flash sale với thời gian và số lượng giới hạn để tạo áp lực, kích thích mua sắm.
- Tặng quà, miễn phí vận chuyển để khuyến khích đặt hàng ngay trước khi hết hạn.
Qua trào lưu xé túi mù, nhiều chủ shop cũng ứng dụng nguyên tắc này để thúc đẩy doanh số. Không chỉ là trải nghiệm mua sắm, túi mù còn kích thích cảm giác mong chờ của người tiêu dùng. Bởi, họ không biết món đồ chơi nào đang có trong từng túi. Cảm giác này không khác gì trò chơi “may rủi”, thúc đẩy tâm lý FOMO. Khiến nhiều người tiêu dùng thêm hào hứng và tiếp tục mua thêm túi mù để trúng nhân vật yêu thích.
Nguyên tắc bằng chứng xã hội
Bạn có bao giờ quyết định mua một sản phẩm bởi thấy nhiều người khác cũng đang mua không? Hoặc khi phân vân, bạn thường tham khảo ý kiến của người khác để đưa ra quyết định?
Nếu có, bạn đang gặp hiện tượng “bằng chứng xã hội” – một nguyên tắc tâm lý học trong marketing. Nguyên tắc này thuyết phục khách hàng tin tưởng và bắt chước hành vi của đám đông xung quanh, giúp xây dựng lòng tin và tác động đến thói quen tiêu dùng.
Ví dụ, khi mua mỹ phẩm, khách hàng thường tìm hiểu thông tin từ nhãn hàng hoặc các KOC/KOL. Khi xem review mỹ phẩm, khách hàng sẽ đánh giá được sơ bộ về sản phẩm bao gồm: mức giá, kết cấu, công nghệ, thành phần, hiệu ứng trên da… Từ đó, khách hàng dễ dàng quyết định chọn lựa sản phẩm phù hợp với bản thân. Đây cũng là một hành động phổ biến trong hành trình khách hàng khi thế giới phẳng như hiện nay.
Nguyên tắc tâm lý học trong marketing này còn áp dụng với các sàn thương mại điện tử. Trước khi mua sắm, khách hàng có thói quen tham khảo phải hồi từ người dùng trước. Lúc này, đánh giá trên trang mua sắm không chỉ chứng minh chất lượng sản phẩm mà còn khiến khách hàng tin tưởng vào thương hiệu.
Nguyên tắc uy quyền
Theo tâm lý học, con người có xu hướng tuân theo mệnh lệnh, lời khuyên của một người uy quyền. Uy quyền có thể hiểu theo hai yếu tố:
- Lãnh đạo, chức danh: Những người này thường nắm giữ các vị trí như: cảnh sát, lãnh đạo chính phủ, giám đốc, quản lý… Họ là người có quyền lực quyết định một lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi người. Ví dụ: quyền xử phạt, quyền khen thưởng…
- Các chuyên gia: Người có kiến thức, nghiên cứu sâu trong một hoặc nhiều lĩnh vực như: bác sĩ, luật sư, giáo sư…
Tương tự, khi mua sắm, nhất là với những sản phẩm y tế giám dục, con người có xu hướng tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia. Hơn thế, nếu có thể mua sản phẩm trực tiếp từ chuyên gia uy tín càng khiến họ an tâm.
Nắm tâm lý chung, nguyên tắc này được áp dụng trong marketing để tăng độ tin cậy cho khách hàng. TVC quảng cáo thường sử dụng những câu nói “9/10 nha sĩ khuyên dùng” hoặc “sữa rửa mặt được bác sĩ da liễu tin tưởng”. Điều này như lời đảm bảo từ chuyên gia, nhãn hàng khiến người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm.
Tổng kết về nguyên tắc tâm lý học trong marketing
Tiếp cận, hiểu tâm lý khách hàng là chìa khóa quan trọng quyết định thành bại của chiến lược marketing. Tuy nhiên, dựa theo đặc điểm sản phẩm, khách hàng, marketer cần sáng tạo, linh hoạt kết hợp các nguyên tắc tâm lý. Sử dụng hiệu ứng marketing thông minh sẽ tạo ra thông điệp truyền cảm hứng, phù hợp với tính cách thương hiệu. Từ đó, thu hút và thuyết phục khách hàng tin tưởng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Để biết thêm những kiến thức hay về marketing, các bạn đừng ngần ngại liên hệ với INS Media. Với đội ngũ chuyên nghiệp và sáng tạo, chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp marketing độc đáo, giúp thương hiệu của bạn ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
- Hotline: 091 421 42 34
- Fanpage: INS Media – We Create to Inspire
- Youtube: IMSmedia – Phim Doanh nghiệp, TVC, Video Marketing
- Email: insmedia.vn@gmail.com
- Địa chỉ: Số 19 LK11A, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội